Hướng dẫn cách lựa chọn linh kiện để tự build PC tốt nhất

Bạn có kinh nghiệm build PC nhưng chưa chắc nó đã hoạt động hiệu quả. Vấn đề ở đây là ngoài kinh nghiệm bạn cần tìm kiếm các linh kiện phù hợp cho PC chẳng hạn như CPU, mainboard, RAM,...Vì vậy trong bài viết này, Techzones sẽ hướng dẫn cho bạn cách lựa chọn linh kiện để tự build PC tốt nhất. Nào cùng tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé!

Ngày đăng: 16-10-2020

1,355 lượt xem

1. Linh kiện chính để build PC bao gồm những gì?

Để lắp ráp được một chiếc PC hoàn chỉnh bạn cần chọn những linh kiện sau:

    CPU
    Mainboard
    RAM
    Ổ cứng
    Nguồn (Power)
    Case - Thùng máy
    Card đồ họa
    Hệ thống tản nhiệt

2. Hướng dẫn cách chọn mua linh kiện PC

    Bộ vi xử lý CPU

Bộ vi xử lý/CPU là linh kiện đầu tiên bạn cần mua khi muốn tự build PC, vì đây chính là bộ não của cả hệ thống. Trước khi lựa chọn CPU, bạn cần xem xét ngân sách cũng như mục đích sử dụng. Nếu chỉ muốn chạy các chương trình, giải trí với tốc độ trung bình thì bạn chọn chip AMD Athlon, chip Pentium của Intel. Còn nếu có nhu cầu xử lý cao như thiết kế đồ họa, chiến game thì bạn cần chọn các CPU như Intel Core và AMD Ryzen,...

CPU Intel sẽ được tích hợp khả năng đồ họa của AMD: Sự kết hợp ...

Ngoài ra, khi chọn mua CPU bạn cần lưu ý đến số lượng chân cắm có tương thích với Socket trên Mainboard không. Theo như tìm hiểu của Techzones thì AMD và Intel là hai nhà sản xuất và cung cấp bộ vi xử lý hàng đầu hiện nay. Do đó, bạn cần cân nhắc việc lựa chọn mua CPU của hãng nào là tối ưu nhất.

    Mainboard

Đây là bộ phận giúp kết nối các thiết bị trong máy tính thành một thể thống nhất. Vì vậy, khi chọn mua mainboard bạn cần lưu ý một số điều này. Nếu bạn dùng PC có kích thước nhỏ gọn thì nên chọn micro-ATX hoặc Mainboard mini-ATX. Còn đối với PC hiệu năng cao hơn bạn nên trang bị Mainboard ATX. Thị trường Mainboard hiện nay có khá nhiều hãng nổi tiếng sản xuất nhưng đáng chú ý nhất là Gigabyte và MSI.

 


    RAM

RAM là linh kiện hỗ trợ chạy đa tác vụ giúp bạn truy cập vào các phần mềm, tựa game một cách nhanh nhất. Với những PC cơ bản thì RAM khoảng 4GB hoặc 8GB là phù hợp. Còn nếu bạn muốn chỉnh sửa video, chơi game đồ họa cao thì nên sử dụng 16GB RAM trở lên. Bên cạnh đó, khi chọn RAM bạn nên chú ý xem mainboard của mình hỗ trợ loại RAM, bus nào và dung lượng tối đa là bao nhiêu.


    Ổ cứng HDD hoặc SSD

Ổ cứng hiện tại phổ biến là HDD và SSD, trong đó:

- HDD có giá thành rẻ, tốc độ ghi chậm và dễ hỏng.

- SSD tốc độ chạy nhanh hơn tuy nhiên giá thành rất cao so với ổ cứng dạng HDD.


    Nguồn (Power)

Chọn nguồn bạn cần chú ý đến các thông số bởi các nhà sản xuất thường đưa ra số vượt mức thực tế. Chẳng hạn như một bộ nguồn có 700-800W thì công suất thực tế chỉ ở mức 400-500W. Vì vậy tốt nhất bạn nên chọn nguồn có công suất cao hơn khoảng 200-300W để có thể nâng cấp thêm.

Ngoài ra, bạn nên mua nguồn có đạt chuẩn 80 Plus trở lên. Chuẩn này có thể hiểu chính là tỷ lệ điện năng chuyển đổi từ AC sang DC đạt hơn 80%. Cấp bậc này càng cao thì khả năng chuyển đổi càng lớn, giúp giảm sự thất thoát, lãng phí điện năng.

    Case

Chọn case thì đơn giản, bạn nên chọn case thông thoáng có nhiều lỗ thông hơi, để cho máy tính không bị hầm nóng, dễ thoát khí. Tốt nhất nên chọn những thùng máy có gắn quạt làm mát cả phía trước và sau, như vậy trong case sẽ không bị nóng làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.


    Card đồ họa

Có hai loại card đồ họa đang được sử dụng trên máy tính là card được tích hợp (onboard) và card VGA rời. Đối với PC phục vụ cho việc học, làm việc văn phòng bình thường bạn nên sử dụng card onboard. Còn nếu bạn có nhu cầu về xử lý đồ họa hay chơi game thì nên chọn card đồ họa rời. Thị trường card đồ họa hiện nay có 2 ông lớn là NVIDIA và AMD.


    Hệ thống tản nhiệt:

Khi mua tản nhiệt bạn cần kiểm tra xem nó có thích hợp với CPU, kích thước của case, RAM, VGA,..hay không. Việc này giúp cho tản nhiệt được để tăng cường và hoạt động tối ưu nhất. Dưới đây là hai hệ thống tản nhiệt được dùng phổ biến nhất:

- Tản nhiệt khí: Giá thành hợp lý và dễ lắp đặt.

- Tản nhiệt bằng chất lỏng: Giá thành khá cao và khó lắp đặt nhưng hiệu suất hoạt động tốt.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể chọn cho mình những linh kiện build PC tốt nhất.

Nguồn sưu tầm

.